Tết trung thu từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của con người Việt . Tết trung thu mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, không rõ tết trung thu bắt đầu từ đâu từ bao giờ, chỉ biết đã từ rất lâu nó đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân Việt Nam . Có người nói trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó được du nhập vào Việt Nam cũng có giả thuyết cho rằng tết trung thu bắt nguồn từ đồng bằng châu thổ sông Hồng sau đó du nhập sang các nước khác và dần trải rộng ra. Mặc kệ nó được bắt đầu từ đâu trung thu đã dần trở thành một phần cuộc sống của dân tộc với những ý nghĩa tốt đẹp nó mang lại và những phong tục cần được bảo tồn từ xưa cho đến nay.
Phong tục ngắm trăng (thưởng nguyệt)
Trăng từ xa xưa được coi là một biểu tượng linh thiên vào trung thu nghi thức thưởng trăng đã trở thành một nét văn hóa riêng việc này có từ việc cúng trăng. Nguồn gốc của việc này bắt nguồn từ thời nhà Đường, thưởng trăng đi và trong thơ ca dần lan truyền và trở nên phổ biến. Những mãi về sau đến thời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chuyển thành tết trung thu và phong tục ăn bánh trung thu vào dịp tết trung thu cũng bắt nguồn từ đây.
Trung thu là tết thiếu nhi nên vào khoảng thời gian này trẻ em được vui đùa bên đủ các loại đèn lồng , đèn xếp, đèn cá chép, lồng đèn đủ màu sắc sặc sỡ...được thắp sáng nô đùa vui vẻ bên tiếng hát tiếng ca. Bên gia đình cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh nướng bánh dẻo cùng ngắm ánh trăng thật đẹp.
Phong tục thi cỗ và thi đèn
Ca hát, nhảy múa, treo đèn kết hoa, xem trống lân rôn ràng là các hoạt động đặc trưng của ngày lễ tết trung thu và không quên nghi thức chính đó là bày mâm cỗ. Một số nơi có truyền thống bày mâm cỗ thi đua với nhau giữa các người trong làng , thi làm bánh. Còn trẻ nhỏ hay thậm chí người lớn còn có cuộc thi đèn lồng , xem ai có đèn đẹp nhất ấn tượng nhất nhưng điều quan trọng vẫn là vui đùa cùng nhau trong bầu không khí lể hội. Sau khi thưởng trăng rước đèn trẻ em lại được cùng nhau phá cổ ( cùng nhau ăn quà bánh mâm cúng).
Tục lệ múa lân
Múa lân là một loại hình nghệ thuật dân gian không thể thiếu và dịp lễ tết . Lân là loại vật linh thiên , múa lân vào những dịp này xem như mang ý nghĩa: thịnh vượng, may mắn, lời cầu chúc tốt đẹp và bình an.
Lễ hội hát trống quân
Đây là phong tục ở miền bắc . Bên nam bên nữ hát đối đáp , những câu hát đối đáp theo vần theo điệu, đôi khi là ứng đối ngẫu nhiên lúc hát mới nghỉ ra.
Tết trung thu Việt rất đặc sắc nhưng chung lai trung thu là tết đoàn viên là lúc mọi người về nhà quây quần bên nhau hạnh phúc.
Yến sào Thịnh Phát chúc mọi người có một mùa trung thu an lành - hạnh phúc!