Tết trung thu là ngày lễ được tổ chức trên nhiều nước. Cùng có phong tục đón Tết trung thu nhưng các lễ vật, bánh trung thu yến sào khánh hòa trên mâm cỗ lại khác nhau. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các nước láng giềng đón Tết trung thu như thế nào nhé!
Bánh mặt trăng - Nhật Bản
Truyền thuyết về đêm trung thu ở Nhật Bản chỉ xuất hiện chú thỏ trắng mà không có chú Cuội, chị Hằng như ở Việt Nam. Mỗi khi ngắm trăng họ thường tưởng tượng chú thỏ đang giã bánh bao hay bánh Tsukimi Dango. Loại bánh này đã trở thành loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết trung thu ở Nhật Bản. Bánh tròn, mềm được làm từ bột gạo và ăn kèm sốt mặn hoặc ngọt, dango cũng thường được dùng với trà xanh.
Bánh trăng khuyết - Hàn Quốc
Bánh trăng khuyết hay còn gọi là bánh songpyeon là món ăn rất quen thuộc với người dân Hàn Quốc trong dịp Tết trung thu. Bánh được làm từ bột gạo, với nhiều loại nhân khác nhau như: đậu xanh, đậu đỏ,... Mâm cỗ của người Hàn Quốc rất sang trọng và dĩ nhiên là không thể thiếu bánh trăng khuyết.
Bánh đoàn viên - Trung Quốc
Trung Quốc được coi là cái nôi của ngày Tết trung thu với nhiều điển tích. Loại bánh đặc trưng của người Trung Hoa trong dịp Tết trung thu là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng có vỏ bánh làm bằng bột mì với nhiều loại nhân như: đậu xanh, đậu đỏ, nhân thập cẩm với thịt lợn, dăm bông, yến sào… Bánh dẻo được làm từ bột nếp hòa với nước đường, nhân thường là hạt sen và đậu xanh. Cả hai loại bánh là biểu tượng của Tết trung thu ở Trung Quốc.
Bánh nướng Hopia - Philippines
bánh trung thu yến sào khánh hoà ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon). Nhân bánh rất đa dạng gồm nhiều "phiên bản" như: hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...
Bánh cốm dẹp - Campuchia
Ở Campuchia, ngày Tết trung thu được diễn ra trễ hơn so với các nước khác. Ngày lễ được tổ chức vào rằm tháng 10 và được gọi là lễ Ok Om Pok. Lễ hội được diễn ra vào ban đêm và tổ chức cuộc thi thả đèn gió với mong muốn gửi những ước mơ, hoài bão đến với thần linh. Mâm cỗ của người Campuchia trong lễ Tết trung thu rất đặc biệt với cốm dẹp, chuối, khoai và mía,…
Mâm cỗ của người Việt
Có thể nói, mâm cỗ của người Việt có ảnh hưởng từ người Trung Hoa, vì vậy, vào Tết trung thu ở Việt Nam cũng không thể thiếu hai loại bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, Tết trung thu ở Việt Nam không chỉ là một ngày lễ mà còn là ngày báo hiệu một vụ mùa mới. Do đó, mâm cỗ của người Việt thường có thêm nhiều loại trái cây như: hồng, bưởi, chuối, na,…
Tuy mỗi quốc gia có mỗi phong tục đón Tết trung thu khác nhau nhưng nhìn chung lại, Tết trung thu đã là dịp để những người con xa nhà gác bỏ lại công việc để trở về sum họp với gia đình. Đồng thời, phong tục đón Tết trung thu, phá cỗ, ngắm trăng thể hiện mong ước cuộc sống được viên mãn, hạnh phúc.
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SÂM YẾN THỊNH PHÁT
Địa chỉ Showroom: 853- 855 Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Điện thoại: 028 - 350.66666
Hotline: 0907799988
Bài đăng bởi: Minh Tân
Một mùa trăng đoàn viên nữa lại về, Sâm yến Thịnh Phát xin gửi đến quý khách hàng gần xa...
Chi tiếtNhững bí ẩn trong nguồn gốc ngày Tết trung thu cổ truyền
Chi tiếtMùa trung thu năm nay, ưu tiên giá trị truyền thống
Chi tiết