Hàng năm vào dịp này, người thân, bạn bè quây quần bên nhau nhâm nhi ly trà nóng cùng thưởng thức miếng bánh trung thu cao cấp thơm ngon và chia sẻ những niềm vui,nỗi buồn trong cuộc sống.
Ý nghĩa tết trung thu
Tết Trung Thu mới đầu là dịp để người lớn vui chơi, ngắm trăng vào mỗi dịp rằm tháng 8. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em. Đây là dịp để các em vui chơi, rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị la mắng
Theo phong tục người Việt, cha mẹ sẽ bày cỗ cho các con mừng Trung thu và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để treo quanh nhà và cho các con đi rước đèn. Đầu hôm, trẻ con tụ tập rước đèn và ca hát, nhảy múa, vui chơi, người lớn thì lo chuẩn bị mâm cỗ. Hình ảnh những người cha ngồi cặm cụi vót tre làm lồng đèn cho con, những người mẹ cặm cụi chuẩn bị mâm cỗ, bên cạnh những đứa trẻ chơi trò nhảy dây, bịt mắt bắt dê chờ trăng lên… đã trở thành ký ức khó phai trong mỗi con người Việt Nam. Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa,... Đến khi trăng lên đỉnh đầu là lúc phá cỗ. Mọi người trong gia đình quây quần bên nhau cùng uống trà, ăn bánh, ngắm trăng, trò chuyện và ôn lại những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. Đó là những nét đẹp độc đáo trong nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Đêm Trung thu, trẻ em phá cỗ, ngắm trăng, mơ màng về hình bóng Chú Cuội dưới gốc cây đa. Tiếng hát trong trẻo, ngân vang của trẻ con cùng ánh đèn mờ ảo của những chiếc lồng đèn hòa quyện với hương vị ngọt ngào của các loại bánh trung thu đã tạo nên một Tết trung thu thật vui vẻ, ấm áp.
Tết Trung thu là một trong bốn Tết lớn của người Việt .Tết Trung thu hay còn gọi là tết đoàn viên diễn ra vào dịp ngày rằm tháng tám âm lịch, đây là dịp để mọi người trong gia đình quây quần cùng nhau ăn uống, vui chơi, cùng nhau rước đèn. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau, là dịp để con cái thể hiện tấm lòng hiếu thảo với bố mẹ, ghi nhớ cội nguồn, tổ tiên. Cũng trong dịp này người ta sẽ trao cho nhau những món quà như: bánh, kẹo, trà,... tuy giản đơn nhưng chứa đựng nhiều tình cảm Ngoài ra mọi người thường gửi đến nhau những lời chúc, hoặc tổ chúc múa lân để cầu bình an, may mắn cho mọi người trong gia đình.
Vào Tết trung thu, bố mẹ sẽ dạy cho con cái những ý nghĩa của ngày lễ này để chúng có thể hiểu được nét đẹp văn hóa của dân tộc,tránh làm mất đi giá trị và ý nghĩa của ngày tết thiếu nhi mà dân tộc ta lưu giữ từ bao đời nay.
Sự tích Tết Trung thu
Chuyện kể rằng khi vua Đường Minh Hoàng (713-741) đang đi dạo trong vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trăng đêm đó vừa sáng, vừa tròn, không khí cũng rất mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì bỗng gặp đạo sĩ La Công Viễn hay còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Vị đạo sĩ này làm phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đó cảnh vật đẹp đẽ vô cùng. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và tiếng nhạc du dương huyền diệu cùng các nàng tiên xinh đẹp, thướt tha đang múa hát. Mải mê, nhà vua quên mất là trời gần sáng là phải trở về hạ giới. Khi đạo sĩ nhắc, nhà vua mới nhớ ra và quay về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng, luyến tiếc.
Về tới cung điện, nhà vua vẫn còn vương vấn cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y. Kể từ đó cứ đến đêm rằm tháng tám vua lại ra lệnh cho dân gian tổ chức bày tiệc ăn mừng, treo đèn và ca hát để kỷ niệm lần đầu du ngoạn cảnh tiên của mình. Lâu dần việc tổ chức tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là để chúc mừng ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của nhà vua nên triều đình đã lệnh cho dân chúng trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ của nhân dân ta.
Lại có chuyện kể rằng đời nhà Tây Hán có vị tướng tên là Lưu Tú, trong lúc quân tình hỗn loạn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn trong lúc chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính đã tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú chiến thắng và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán.Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và món bày trên mâm cỗ là khoai môn và bưởi. Từ đó, cứ đến rằng tháng tám nhân dân lại làm lễ để bày tỏ lòng biết ơn.
Nhân dịp Tết trung thu, người lớn thì uống trà, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân và ăn bánh kẹo,trái cây do cha mẹ bày trên một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là phá cỗ.
Tết trung thu cũng là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau nên nó mang nhiều ý nghĩa và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhân dân ta. Tết trung thu đã gắn liền với các thần thoại, huyền thoại, chuyện cổ tích, tất cả đều được khắc sâu trong tâm mỗi chúng ta từ khi còn là những đứa trẻ.
Tết trung thu ngày mấy?
Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Khoảng thời gian này trong năm thường rơi vào tiết Thu phân lúc này mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Sự tròn trịa này tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa hợp trong gia đình.
Ở Trung Quốc, ngày lễ này còn có tên gọi khác là tết Đoàn Viên. Trong ngày này, người ta sẽ ăn bánh Trung Thu và bày tỏ tình yêu đối với gia đình và hy vọng một cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Trẻ em rất mong đợi đến Tết này vì chúng sẽ được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ bánh trung thu, bánh dẻo,... Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em vừa ngắm trăng phá cỗ, vừa xem múa lân, múa rồng.
Bài hát trung thu được yêu thích nhất
Trong ngày Tết trung thu, khắp nơi đều vang lên những bài hát Trung thu mà bất cứ em nhỏ nào cũng thuộc và yêu thích.
''Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường.
Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm.
Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm.
Em rước đèn này đến cung trăng.
Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng.
Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu’’.
Đâu đó chúng ta nghe văng vẳng những câu hát trong bài ‘Rước đèn Tháng Tám’ quen thuộc. Bài hát là sáng tác bởi nhạc sĩ Đức Quỳnh cách đây hơn 50 năm nhưng lại là ca khúc sống mãi cùng các thế hệ em nhỏ. Bài hát có giai điệu rộn rã, ca từ gần gũi được các em nhỏ đặc biệt yêu thích. Ca khúc cũng diễn tả rõ nét niềm vui sướng, hân hoan của trẻ thơ trong đêm hội trăng rằm.
Còn rất nhiều bài hát trung thu gắn liền với tuổi thơ của các em nhỏ như: Chiếc đèn ông sao, Rước đền trung thu, Vầng trăng cổ tích, Đêm trung thu, Lên thăm chú cuội, Ôi Ánh trăng vàng, Thằng Cuội,… Những bài hát trung thu với giai điệu vui tươi, nhí nhảnh và lời hát ý nghĩa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bất kỳ em nhỏ nào. Lời bài hát dễ thuộc, dễ hát làm cho người lớn mỗi lần nghe thấy cũng nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình
Cho dù sau này chúng ta có đi chăng nữa thì cứ đến Tết Trung Thu hằng năm, chúng ta hãy nhớ bớt chút thời gian quay về đoàn tụ với gia đình để tận hưởng một ngày lễ nhiều niềm vui bên nhau nhé!
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SÂM YẾN THỊNH PHÁT
Địa chỉ Showroom: 853- 855 Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Điện thoại: 028 - 350.66666
Hotline: 0907799988
Bài đăng bởi: Minh Tân
Một mùa trăng đoàn viên nữa lại về, Sâm yến Thịnh Phát xin gửi đến quý khách hàng gần xa...
Chi tiếtNhững bí ẩn trong nguồn gốc ngày Tết trung thu cổ truyền
Chi tiếtMùa trung thu năm nay, ưu tiên giá trị truyền thống
Chi tiết