0907799988
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát
Sâm yến thịnh phát

Nguồn gốc ngày tết trung thu ở Việt Nam

Hằng năm, cứ đến rằm tháng 8 là người dân Việt Nam ta lại tổ chức lễ Tết trung thu. Tết trung thu là ngày lễ được trẻ em mong chờ nhất vì trong dịp này, trẻ em sẽ được người lớn tặng quà, các món quà mà trẻ em nhận được thường là: mặt nạ, đèn ông sao,… và những chiếc bánh trung thu yến sào khánh hòa thơm ngon. Tết trung thu là lúc trẻ em được vui chơi thỏa thích, phá cỗ, rước đèn, ca múa dưới ánh trăng vàng.

Tết trung thu là phong tục được bắt nguồn từ Trung Quốc, dưới thời vua Đường Minh Hoàng vào đầu thế kỷ thứ 8.

Sách xưa kể rằng, vào đêm trăng rằm tháng 8, nhà vua Đường Minh Hoàng cùng các quan thần đi dạo, ngắm trăng thì nhà vua có một ao ước rằng sẽ được một lần lên cung trăng cho biết. Rồi nhà vua gặp pháp sư Diệu Pháp Thiên, người được mọi người tin rằng có phép thuật cao siêu, tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Tại tiên giới, nhà vua được tiếp đón long trọng, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát. Nhà vua mải mê vui chơi ở tiên cảnh mà quên trời đã gần sáng. Pháp sư Diệu Pháp Thiên phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn còn luyến tiếc. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê - Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê - Thường vũ y khúc. Về sau, nhà vua ra lệnh cứ đến rằm tháng 8 lại tổ chức tiệc ăn mừng, ca múa và được gọi là Tết trung thu cho đến ngày nay.

Dần dần, Tết trung thu được lan rộng sang các nước láng giềng của Trung Quốc và đã được du nhập sang Việt Nam. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết rằng từ lâu, tổ tiên ta đã theo tục này. Ngày nay, Tết trung thu đã trở thành ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Ngay từ đầu tháng 8 âm lịch, các khu chợ đã trang trí lồng đèn khắp nơi, các cửa hàng mặt nạ, đèn lồng, bánh nướng,… cũng được bày bán.

Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong "VN Phong tục": "ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".

Sự tích bánh trung thu (Bánh Trăng):

Bánh trung thu được người Trung Quốc gọi là bánh Nguyệt (bánh trăng). Là loại bánh tượng trưng cho mặt trăng, thường được cúng và là loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết trung thu.

Bánh Nguyệt có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang có loại bánh gọi là bánh Thái Sử, bánh này được coi là thủy tổ của bánh trung thu. Vào thời Tây Hàn, bánh trung thu được thêm các nguyên liệu là hạt mè, hạt hồ đào, dưa hấu, yến sào khánh hòa vào nhân làm bánh thêm thơm hơn. Từ đó, bánh trung thu còn được gọi là bánh hồ đào. 

Đến thời nhà Đường, nghề làm bánh được thịnh hành, nhiều tiệm bánh trứ danh nổi lên, chế biến ra nhiều loại bánh hồ đào được rất nhiều người yêu thích.

Đến thời nhà Tống, phong tục ăn bánh Trung Thu rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thơ Tống có nhiều bài viết về việc ăn bánh Trung Thu. Thêm vào câu chuyện Hằng Nga trên cung trăng để làm thị hiếu.

Ngày nay, Bánh Trung Thu là quà tặng cần thiết trong ngày Trung Thu. Mức lượng bánh Trung Thu sản xuất hàng năm vào mùa Trung Thu ở Đông Nam Á, Đông Á và Trung Quốc thật khổng lồ. Nhiều tiệm bánh ở vùng này nhờ lợi tức mùa bánh Trung Thu mà đủ chi tiêu cho cả năm trời.

Sự tích bánh trung thu khác:

Ngoài các câu chuyện kể về sự ra đời của bánh trung thu thì còn đó những câu chuyện về phong tục ăn bánh trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Trung thu bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Quốc đến nay.

Tương truyền vào thời đó, người Trung Nguyên không chịu nổi ách thống trị của người Mông Cổ, những người có chí khí đều muốn khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Do trong điều kiện thông tin không thể lưu truyền để tập hợp lực lượng đấu tranh, Lưu Bá Ôn đã nghĩ ra một cách để lưu truyền thông tin, đó là kêu gọi mọi người mua bánh trung thu ăn vào Tết Trung thu để tránh họa. Sau khi mọi người mua bánh về và cắt ra, nhìn thấy bên trong có giấu một mảnh giấy viết “đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa”, nhờ vậy người dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, và lật đổ được nhà Nguyên. Cũng từ đó, bánh trung thu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Trung thu.

4 lý do chọn mua sản phẩm tại Nhân Sâm Thịnh Phát
4 lý do chọn mua sản phẩm tại Nhân Sâm Thịnh Phát


Hướng dẫn quy trình mua, nhận hàng tại Nhân Sâm Thịnh Phát
Hướng dẫn quy trình mua, nhận hàng tại Nhân Sâm Thịnh Phát

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SÂM YẾN THỊNH PHÁT

Địa chỉ Showroom: 853- 855 Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Điện thoại: 028 - 350.66666

Hotline: 0907799988

Bài đăng bởi: Minh Tân

Các bài viết khác

Icon zalo chat