Vào ngày rằm tháng tám hằng năm, người dân Việt Nam ta lại mua bánh trung thu yến sào, đón Tết trung thu. Nhiều người nói, Tết trung thu ở nước ta ngày nay được phỏng theo phong tục của người Tàu.
Chuyện xưa kể rằng, vào thời vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch), trong lúc ông dạo chơi trong vườn vào một đêm trăng sáng tháng tám. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Người được tin rằng có phép thuật cao siêu, tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Tại tiên giới, nhà vua được tiếp đón long trọng, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát. Nhà vua mải mê vui chơi ở tiên cảnh mà quên trời đã gần sáng. Pháp sư Diệu Pháp Thiên phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn còn luyến tiếc. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê - Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê - Thường vũ y khúc. Về sau, nhà vua ra lệnh cứ đến rằm tháng 8 lại tổ chức tiệc ăn mừng, ca múa và được gọi là Tết trung thu cho đến ngày nay.
Một câu chuyện khác kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú đời Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong một ngày rằm tháng tám, lúc quân tình khốn khổ nên đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính đã tìm thấy khoai môn và bưởi. Nhờ đó mà Lưu Tú đã giữ bình yên cho đất nước và được tôn lên làm vua. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày này, được gọi là Tết trung thu và đã được du nhập vào Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu thì Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời, những hình ảnh về Tết trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 từ đời nhà Lý, Tết trung thu đã được tổ chức linh đình tại kinh thành Thăng Long với các lễ hội đua thuyền, múa lân, múa rồi nước, rước đèn. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, quan niệm của người Á Đông cho rằng Mặt trăng và Mặt trời tượng trưng cho điều tốt đẹp. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của mặt trời, mặt trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Và từ đó, ngày rằm tháng tám, ngày mà trăng sáng nhất, đẹp nhất đã được chọn là ngày tổ chức Tết trung thu, thể hiện ước muốn bình yên, hạnh phúc sẽ đến với mọi người.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi”, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.
Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu yến sào để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SÂM YẾN THỊNH PHÁT
Địa chỉ Showroom: 853- 855 Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Điện thoại: 028 - 350.66666
Hotline: 0907799988
Bài đăng bởi: Minh Tân
Một mùa trăng đoàn viên nữa lại về, Sâm yến Thịnh Phát xin gửi đến quý khách hàng gần xa...
Chi tiếtNhững bí ẩn trong nguồn gốc ngày Tết trung thu cổ truyền
Chi tiếtMùa trung thu năm nay, ưu tiên giá trị truyền thống
Chi tiết